VÌ SAO VIÊM MŨI DỊ ỨNG THƯỜNG MẮC PHẢI KHI GIAO MÙA?

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là căn bệnh phổ biến, nhiều người mắc phải. Từ người trẻ em cho đến người trưởng thành. Tuy nhiên, việc điều trị dứt điểm được viêm mũi dị ứng hay không. Thì đây là câu hỏi lớn của nhiều bệnh nhân mắc phải. Để giải đáp được thắc mắc này, hãy cùng theo dõi nội dung này bạn nhé. Chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin có liên quan về căn bệnh “mãn tính” này.

1. Dấu hiệu phát bệnh của viêm mũi dị ứng

Căn bệnh này không phải quá nguy hiểm nhưng khi mắc phải sẽ khiến cơ thể mệt mõi. Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm mũi dị ứng:

  • Nghẹt mũi
  • Hắt xì
  • Ho
  • Ngứa, chảy nước mắt
  • Ngứa miệng, cổ họng hoặc tai
  • Chảy nước mũi

Căn bệnh này thường được chia làm 2 nhóm:

Theo chu kỳ: thường xuất hiện vào đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng. Người mắc bệnh sẽ cảm thấy ngứa mũi, hắt hơi liên tục, đỏ và ngứa mắt. Nước mắt, nước mũi nhiều, cơ thể uể oải, mệt mỏi, nặng đầu. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến một tuần rồi khỏi. Sau đó cứ đúng vào giai đoạn đó thì bệnh lại tái phát.

Nhóm theo chu kỳ: với biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, chảy mũi. Thường gặp khi vừa thức dậy vào buổi sáng, giảm dần trong ngày. Nhưng khi tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi thì có thể tiếp tục tái phát.

Để chẩn đoán chính xác bệnh, có thể tiến hành xét nghiệm dịch mũi. Hoặc tìm phản ứng dị ứng bằng cách tiêm một số kháng nguyên nghi ngờ vào da. Nếu không điều trị, lâu ngày có thể dẫn đến viêm đường hô hấp, viêm tai giữa,…

viêm mũi dị ứng
Các biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng thường gặp.

2. Vì sao viêm mũi thường mắc phải khi giao mùa?

Lý do khiến viêm mũi dị ứng thường xảy ra lúc chuyển mùa. Là bởi khi chuyển mùa hay khi thời tiết thay đổi. Chúng có liên quan đến việc thay đổi nồng độ các loại phấn hoa cùng với đó thời tiết nóng ẩm. Sẽ tạo môi trường thuận lợi cho bào tử nấm mốc, các loại ký sinh trùng phát triển gây bệnh.

Khi đó, niêm mạc mũi quá nhạy cảm, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh một cách đột ngột. Lúc này, niêm mạc mũi phản ứng lại với kích thích từ bên ngoài, gây ra những triệu chứng bệnh. Phản ứng dị ứng sản sinh ra hàng loạt kháng thể, chất hóa học trong cơ thể. Nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài.

Cơ chế sản sinh histamin, cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch. Histamin là một trong những chất có liên quan mật thiết tới tình trạng sốc phản vệ, phản ứng viêm, dị ứng. Dẫn truyền thần kinh và sự bài tiết dịch vị. Phản ứng này gây ảnh hưởng nhất định đến tình trạng dị ứng của mũi.

3. Viêm mũi dị ứng có trị dứt điểm được không?

Trên thực tế, viêm mũi xuất phát từ cơ địa dễ dị ứng của mỗi người. Chính vì thế việc điều trị khỏi hoàn toàn, không bao giờ tái phát lại là điều không thể. Tuy nhiên, có thể cắt cơn viêm mũi dị ứng trong mỗi lần tái phát. Hoặc làm giảm các triệu chứng dị ứng mũi bằng một số biện pháp sau đây:

– Không tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng để tránh bị kích thích mũi thêm.

– Rửa mũi và súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng. Kết hợp sử dụng với dung dịch xịt mũi. Để làm giảm loại bỏ các tác nhân kích thích, bảo vệ niêm mạc mũi.

– Tránh luồng không khí lạnh và giữ ấm tốt cho mũi, họng.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên đến cơ sở y tế, bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám. Thời gian càng sớm càng tốt, tránh tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng trở nặng. Sẽ làm tổn thương đến phổi, đường hô hấp, gây nguy hiểm.

Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thường mắc phải khi thời tiết giao mùa.

4. Một số lưu ý bạn nên biết để tránh mắc viêm mũi

– Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.

– Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, che chắn kỹ càng để tránh hơi lạnh.

– Chú ý giữ vệ sinh cho mũi như thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi. Không chọc ngoáy mũi làm tổn thương niêm mạc.

– Tìm chọn các loại dung dịch xịt mũi chuyên dụng để sử dụng.

– Có chế độ tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

– Tránh uống rượu bia hay thuốc lá vì đây là nguy cơ gây bệnh viêm mũi dị ứng. Và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể.

– Điều trị các bất thường cấu trúc ở mũi: vẹo, gai vách ngăn.

– Làm việc vừa phải, không để cơ thể bị suy nhược, căng thẳng.

– Giữ gìn vệ sinh nhà ở, môi trường làm việc trong lành, sạch bụi.

– Thường xuyên uống nước ấm, chanh mật ong để giữ ấm cho thể.

– Không bật điều hòa ở nhiệt độ quá thấp. Điều này sẽ khiến hơi lạnh đi sâu vào mũi gây nên các triệu chứng hắc xì, chảy nước mũi.

– Khi thấy các dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, cần gặp đến cơ sở y tế hoặc bác sĩ ngay. Để có biện pháp điều trị bệnh sớm nhất, tránh làm bệnh trở nặng.

dung dịch xit mũi
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm mũi do dị ứng

Như vậy, trên đây chúng tôi đã tổng hợp các thông tin cơ bản của bệnh viêm mũi dị ứng. Các triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh cũng như các phòng ngừa, chữa trị. Hy vọng có thể giúp cho bạn hiểu hơn về căn bệnh mãn tính thường gặp khi giao mùa này. Từ đây có thể giúp bạn có thêm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho chính mình và gia đình.

Bài viết được đề xuất

1 Bình luận

  1. sỏ mũi kéo dài có sao không ad

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *