Sưng chân răng gây đau đớn và gây khó chịu cho cơ thể. Đây thường là kết quả của tình trạng răng bị nhiễm trùng. Chân răng sưng và nướu bị kích ứng là tình trạng khá phổ biến. Cách tốt nhất để giúp bạn phục hồi là tìm hiểu các dấu hiệu. Và nguyên nhân, sau đó tập trung vào việc điều trị, có biện pháp phòng ngừa. Để tránh tình trạng lặp đi, lặp lại nhiều lần làm ảnh hưởng hoạt động của bạn. Hãy cùng theo dõi bài viết này để biết thêm nhiều thông tin nhé!
1. Các nguyên nhân sưng chân răng thường gặp
1.1. Chân răng sưng do viêm
Viêm sẽ khiến cho nướu bị sưng tấy, kéo theo các triệu chứng đau nhức. Sưng mủ, trường hợp nặng hơn có thể gây ra tình trạng viêm nha chu hoặc là rụng răng. Nguyên nhân viêm nhiễm chủ yếu là do vi khuẩn. Hoặc các mảng bám tích tụ thức ăn lâu ngày ở vị trí chân răng. Sau thời gian dài không được làm sạch, mảng bám cứng hình thành cao vôi răng. Và sẽ rất khó làm sạch bằng việc vệ sinh răng miệng thông thường.
1.2. Sưng chân răng do thiếu dinh dưỡng
Các loại vitamin nhóm B, C đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng. Dấu hiệu sưng chân răng là đến từ việc vitamin trong cơ thể đang thiếu hụt. Cùng với đó, có thể gặp một vài triệu chứng khác. Điển hình như cơ thể dễ bầm tím, đau khớp, đau chân nặng, xuất hiện các đốm đỏ trên da.
1.3. Sưng chân răng do đang mang thai
Trong thai kỳ, các hormone của cơ thể bị thay đổi khá nhiều. Điều này có thể làm tăng lượng máu tới nướu. Từ đó, khiến cho chúng dễ có nguy cơ bị kích ứng hơn trước. Ngoài ra, sự thay đổi này cũng sẽ làm giả khả năng chống lại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Và nguy cơ viêm chân răng sẽ cao hơn bình thường nhiều lần.
1.4. Tình trạng chân răng sưng ở trẻ em
Có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân là:
– Viêm lợi trong quá trình mọc răng: Thường xảy ra khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Vì trong quá trình mọc răng khiến thức ăn bị tích tụ. Từ đó hình thành mảng bám vi khuẩn.
– Viêm lợi miệng Herpes nguyên phát (viêm lợi miệng phồng rộp). Đây là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Herpes tuýp 1 gây ra. Virus sẽ lây qua đường hô hấp dưới dạng bọt khí và có thời gian ủ bệnh khoảng 1 tuần. Thường gặp ở trẻ từ 2 – 5 tuổi.
1.5. Sưng nướu răng do bị nhiễm trùng
Tình trạng sưng này xuất hiện ở những bệnh lý nhiễm trùng răng. Hoặc vùng nướu bị sưng sâu răng, viêm tủy. Nếu như không được điều trị sớm có thể tiến triển thành áp xe răng, sưng nướu răng, hỏng răng.
Hình 1:
Sưng chân răng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
2. Top 3 cách xử lý sưng chân răng nhanh chóng
2.1. Súc miệng bằng nước muối
Hàng ngày duy trì súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần. Để kìm hãm sự tấn công của những vi khuẩn làm hại nướu răng. Nước muối còn có tác dụng giúp nướu săn chắc và hồng hào hơn. Tuy nhiên, không pha nước muối quá mặn sẽ làm xót những vùng nướu đang tổn thương.
2.2. Sử dụng gừng tươi đắp giảm sưng chân răng
Trong củ gừng tươi có chứa nhiều chất kháng viêm và có tính ấm. Nên hỗ trợ giảm sưng nề rất hiệu quả. Trường hợp bị sưng mộng răng thì có thể lấy một nhánh gừng tươi. Sau đó đập giập rồi đắp vào vị trí nướu bị sưng đỏ. Mỗi ngày làm một lần là cách chữa sưng khá hiệu quả và an toàn.
2.3. Dùng củ tỏi để làm giảm đau sưng nướu
Tỏi là loại gia vị có nhiều công dụng chữa bệnh, đặc bệnh là củ tỏi tươi. Chúng có tính sát khuẩn, chống viêm. Ngoài ra, còn giúp người bị sưng mộng răng xoa dịu đi sự đau. Lấy một củ tỏi đập dập rồi trộn lẫn với ít chút muối để đắp lên phần nướu sưng đỏ. Đây là cách giúp giảm sưng chân răng rất hữu hiệu
2.4. Chọn sử dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau
Đây là cách ít được khuyến cáo, sợ người bệnh lạm dụng quá nhiều vào thuốc. Vì có đa dạng nhiều loại thuốc, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Người bị viêm nướu, chân răng sưng nên thăm khám bác sĩ, để có được tư vấn tốt nhất. Nhưng bạn cần tìm biện pháp chữa trị dứt điểm, để tránh lặp đi lặp lại. Không dùng thuốc giảm đau trong thời gian dài. Sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Hình 2:
Chọn biện pháp xử lý sưng chân răng phù hợp.
3. Những điều cần làm để ngăn ngừa tình trạng sưng nướu
3.1. Đánh răng mỗi ngày để tránh sưng chân răng
Nên đánh răng tối thiểu 2 lần/ ngày để đảm bảo vệ sinh được hết vi khuẩn trong kẽ răng. Cần di chuyển bàn chải đúng cách, nhẹ nhàng với một lực vừa phải khi đánh răng. Để có thể lấy đi chất thừa mà không làm tổn thương đến nướu. Chọn sử dụng các loại kem đánh răng thích hợp để giúp nướu, răng được chắc khỏe.
3.2. Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh
Đảm bảo ăn đủ chất trong các bữa ăn hằng ngày. Bởi vì ăn uống thiếu chất cũng khiến nướu răng dễ bị đỏ. Chú ý bổ sung các loại vitamin và các dưỡng chất thiết yếu khác cho cơ thể. Uống nhiều nước để tránh tình trạng sưng đỏ nướu răng. Hạn chế sử dụng các loại đồ uống và thức ăn quá cay, nóng hoặc lạnh.
3.3. Kiểm tra răng miệng định kỳ
Nên có thói quen kiểm tra, khám sức khỏe răng miệng thường xuyên. Để kịp thời phát hiện các vấn đề về răng, lợi, nướu. Và có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh để lâu ngày, tình trạng trở nặng. Khiến phần, nướu, chân răng bị tổn thương, thâm chí dẫn đến các tình huống xấu.
Hình 3:
Thực hiện biện pháp phòng ngừa thật tốt để bảo vệ răng, nướu.
Sưng chân răng không phải vấn đề quá nguy hiểm nhưng cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Vì vậy, tất cả mọi người nên kiểm tra sức khỏe răng miệng cho mình và người thân thường xuyên. Khi thấy có biểu hiện cần có cách xử lý ngay hoặc gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Hãy giữ cho mình và mọi người xung quanh một hàm răng chắc khỏe bạn nhé!